7 lỗi mẹ hay mắc trong dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi

Có rất nhiều bà mẹ mắc phải những sai lầm về vấn đề dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi. Vì không phải bà mẹ nào cũng hiểu đúng và biết được cách chăm con chuẩn xác. Họ nghĩ rằng cách làm của mình như vậy là đúng, nhưng thực ra đó lại là điều không nên làm. Dưới đây liệt kê 9 sai lầm của các bà mẹ thường hay mắc trong dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi, bạn có thể tham khảo để có cách nuôi con khoa học, thông minh và giúp con khỏe mạnh hơn.

7 lỗi mẹ hay mắc trong dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi

1. Cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn

Đây là sai lầm đầu tiên của các bà mẹ “nóng vội” hoặc “đủng đỉnh”. Tại sao lại nói nóng vội, là vì các mẹ nghĩ rằng cho con ăn dặm càng sớm càng tốt. Nhưng ngược lại, có các mẹ lại mắc chứng “đủng đỉnh”, cứ từ từ rồi sẽ cho con ăn dặm.  Có mẹ cho con ăn dặm từ khi con mới được 3-4 tháng tuổi. Lại có những mẹ con được 6-7 tháng tuổi mới bắt đầu tập cho con ăn dặm.

Tư duy này chưa đúng khoa học, vì thực tế nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm, hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non nớt, chưa sẵn sàng để tiêu hóa. Bé thường mắc chứng rối loạn tiêu hóa. Còn các bé ăn dặm muộn thì chậm tăng cân, do nguồn thức ăn chỉ là sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng tăng lên theo lứa tuổi của trẻ. Cả hai trường hợp đều dẫn tới hậu quả là bé chậm tăng cân, suy dinh dưỡng.

2. Cho bé uống sữa bò

Dạ dày của bé dưới 1 tuổi chưa thể tiêu hóa được sữa bò tươi do còn thiếu emzim thẩm thấu. Ngoài ra, sữa bò tươi có chứa hàm lượng lớn protein, đây là nguyên nhân gây cảm giác đầy bụng ở trẻ. Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ khiến bé mắc bệnh tiểu đường, nếu trong gia đình có lịch sử mắc bệnh này. Vì vậy, bạn nên cho bé uống khi bé được 1 tuổi trở lên.

3. Pha bột cùng với sữa

Nhiều bà mẹ hay có thói quen lười là trộn bột với sữa cho bé ăn một lần. Việc này là không tốt vì nếu sữa mà trộn thêm bất kỳ loại thực phẩm nào khác sẽ làm thay đổi công thức tối ưu của sữa. Sữa đặc hơn sẽ làm trẻ dễ bị chướng bụng, khó tiêu, thận phải làm việc nhiều hơn, vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu.

Tốt nhất là mẹ chỉ nên pha sữa với nước sôi khoảng 60 độ C, theo đúng cách pha và tỉ lệ sữa với nước theo đúng hướng dẫn để đảm bảo dinh dưỡng cũng như tiêu hóa cho bé.

4. Phương pháp ăn dặm chưa đúng

Một sai lầm các mẹ cho con ăn dặm cũng hay mắc phải đó là ép bé ăn quá nhiều. Cho con ăn ít thì không đủ năng lượng cần thiết cho bé phát triển, nhưng nếu ép bé ăn nhiều quá cũng có tác hại không hề nhỏ. Theo thời gian, bé sẽ có cảm giác sợ ăn, lẩn tránh việc ăn uống và thậm trí nếu tình trạng này kéo dài còn dẫn tới bé biếng ăn.

Khi mẹ cho bé ăn dặm cần lưu ý:

  • Cho bé ăn theo nguyên tắc từ ít đến nhiều: tùy theo lứa tuổi của bé mà cho bé ăn với lượng phù hợp.
  • Cho bé ăn từ loãng đến đặc: Từ loãng như nước cơm rồi đặc dần, sau đó sẽ là bột đặc.
  • Cho bé ăn từ đơn giản đến phức tạp: Đầu tiên pha bột gạo với nước rau; sau đó thêm nước thịt, rồi thêm dầu ăn và sau đó ăn luôn cả xác rau, thịt.

5. Không cho bé ăn dầu

Bát ăn dặm của bé cần luôn đủ thành phần của 4 nhóm thực phẩm và thành phần nào cũng quan trọng như nhau. Và dầu ăn cũng vậy. Nhiều bà mẹ sợ cho dầu ăn vào bột con sẽ có cảm giác ngấy khi ăn, nên đã không cho. Đây lại là một sai lầm.

Trong mỗi bát cháo, hoặc bột của bé nên cho thêm 1-2 muỗng cà phê dầu ăn, dầu mè càng tốt. Tuy số lượng dầu không nhiều, nhưng nó mang đến nhiều năng lượng cho bé. Để cho bé quen dần, các bà mẹ nên cho từ ít đến nhiều, bắt đầu từ vài giọt, sau tăng dần đến 2 muỗng trong mỗi bữa ăn. Khả năng tiêu hóa chất béo của bé rất cao, ngay trong sữa mẹ cũng đã có tới 50% năng lượng được cung cấp từ chất béo. Ngoài ra, dầu ăn còn là chất cần thiết để hấp thu vitamin A,D…

6. Cho bé ăn mật ong

Nhiều mẹ nghĩ mật ong tốt và thường cho con ăn kèm mật ong với các món ăn hoặc đồ uống. Tuy nhiên, với các bé dưới 1 tuổi, hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện nên có thể gây ngộ độc botulism – độc tố của vi khuẩn clostridium botulinum. Trường hợp này tuy ít có nguy cơ xảy ra, nhưng nếu nặng sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây tử vong cho trẻ. Nếu nhẹ thì trẻ sơ sinh bị ngộ độc từ mật ong có thể sẽ dẫn đến những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe trong những năm đầu đời.

7. Ngậm thìa của bé khi cho bé ăn

Nhiều bà mẹ trước khi bón bột, đồ ăn cho con thường cho thìa vào miệng mình trước để “vun đều” hay làm sạch những thức bám xung quanh. Nhưng nếu làm thế, chính bạn sẽ là nguồn truyền bệnh sâu răng cho bé.

Trước hết, bạn cần phải giữ vệ sinh răng miệng cho chính mình, bằng cách đi khám đều đặn, đánh răng và dùng chỉ nha khoa hằng ngày, nếu dùng kẹo cao su thì nên chọn loại không có đường. Ngoài ra, khi cho con ăn, tốt nhất, bạn đừng cho thìa của bé vào miệng mình, trừ phi thức ăn ấy đòi hỏi phải được nếm trước.

=====> Mẹ bầu ăn gì cho con thông minh?

Theo Dauanvichat.vn st

Comment của bạn