Cùng học cho trẻ ăn dặm đúng cách

Bạn cho trẻ ăn dặm từ khi nào? Bạn đã cho trẻ ăn dặm như thế nào? Bạn đã cho trẻ ăn dặm đúng cách chưa?… Đó dường như là những câu hỏi  khiến nhiều bậc cha mẹ đau đầu và tốn nhiều công sức đi tìm lời giải đáp. Cùng bật mí những bí mật dưới đây để cho trẻ ăn dặm đúng cách nhé.

Cùng học cho trẻ ăn dặm đúng cách

1. Bản chất và ý nghĩa của việc cho trẻ ăn dặm đúng cách?

Các tổ chức y tế khuyến cáo nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu nếu mẹ đủ sữa. Tuy nhiên, khi trẻ càng lớn nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng của bé cũng  tăng theo. Tới lúc sữa mẹ không còn đáp ứng đủ thì mẹ cần phải bổ sung nguồn năng lượng và dinh dưỡng cần thiết cho trẻ phát triển bằng việc cho bé ăn thêm ngoài, hay còn gọi là ăn dặm hay ăn bổ sung.

Có mẹ quan niệm, cứ cho tổng hợp tất cả các loại thức ăn đem xay nhuyễn rồi cho bé ăn. Hoặc có mẹ cho rằng cần phải đổi món thường xuyên và liên tục cho bé để bé thay đổi khẩu vị..v.v.. Những quan niệm đó đều xuất phát từ tình yêu thương bao la của mẹ dành cho bé, nhưng mẹ cần cho trẻ ăn dặm đúng cách nếu không sẽ mang lại những hậu quả không tốt cho bé. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thói quen ăn uống của trẻ sau này, hệ tiêu hóa, lượng dinh dưỡng mà bé hấp thu được cho cơ thể…

2. Thời gian thích hợp cho trẻ ăn dặm

Theo WHO, thời gian thích hợp nhất cho trẻ ăn dặm là khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi. Vì nhu cầu năng lượng của bé càng ngày càng tăng theo độ tuổi.

Khoảng 6 tháng tuổi, sữa mẹ chỉ có thể cung cấp được khoảng 450kcal/ngày, trong khi trẻ cần khoảng 700kcal/ngày. Do vậy, thức ăn bổ sung là cần thiết để bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng này và lượng thức ăn trong các bữa ăn dặm cũng cần tăng lên khi trẻ lớn lên (tăng về số lượng và đậm độ đặc dần lên), nếu không đảm bảo đủ bữa ăn dặm trẻ sẽ còi cọc, phát triển chậm.

Một lý do nữa là từ 6 tháng tuổi, lượng sắt dự trữ của trẻ không còn, nếu chỉ lấy từ nguồn sữa mẹ thì trẻ sẽ bị thiếu sắt. Và khi cơ thể không đủ lượng sắt cần thiết, trẻ sẽ bị thiếu máu. Khoảng thời gian dễ khiến trẻ bị thiếu hụt sắt, và nguy cơ thiếu máu lớn nhất chính là độ tuổi trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi.

Tuy nhiên,  một số trường hợp đặc biệt khi trẻ không tăng cân một cách bình thường mặc dù vẫn được bú mẹ đầy đủ, hoặc trẻ bú mẹ thường xuyên nhưng vẫn tỏ ra đói ngay sau khi bú, hoặc mẹ có bệnh không cho con bú được thì có thể tập cho trẻ ăn dặm sớm hơn.

3. Thế nào là cho trẻ ăn dặm đúng cách?

Trong lúc trẻ bắt đầu ăn dặm, vẫn cần được tiếp tục bú sữa mẹ hàng bình thường. Tuần đầu mẹ chỉ cho bé ăn dặm trên tinh thần tập cho bé quen với việc ăn bổ sung thêm. Mỗi ngày cho bé ăn 1 bữa, rồi sau đó tăng lên 2-3 bữa/ngày khi bé được khoảng 7-8 tháng, và khoảng 3-4 bữa/ngày khi bé được gần 1 tuổi. Thức ăn của trẻ cần có độ đậm đặc theo thời gian.

Cùng học cho trẻ ăn dặm đúng cách

Cần cho trẻ ăn dặm đúng cách, đúng khoa học ngay từ khi mới bắt đầu. Trong bát cháo/bột của trẻ cần có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm:

a. Nhóm chất bột đường

Nguồn cung cấp nhóm này có trong các loại nông phẩm như: gạo, mì, ngô, khoai, sắn, các loại đậu… Mẹ có thể lựa chọn từng loại cho bữa ăn hàng ngày cho trẻ, tuy nhiên không nên nấu lẫn, dễ khiến trẻ bị dị ứng, hoặc khó tiêu..

Bữa ăn của bé có thể được phong phú, đa dạng bằng việc thay đổi, làm phong phú thực đơn, hoặc luân chuyển nhiều dạng của thực phẩm. Ví dụ khi trẻ đã lớn (khoảng 1 tuổi) thay vì mãi cho bé ăn cháo hoặc súp gạo, mẹ có thể cho bé ăn bánh đa, bún, phở.

b. Nhóm cung cấp chất béo

có trong các loại dầu, mỡ, bơ.. nên cho trẻ ăn đầy đủ cả dầu và mỡ xen kẽ các bữa. Các loại dầu thực vật cũng rất đa dạng như: dầu đầu đậu nành, dầu mè, dầu oliu, dầu cá hồi, dầu gấc… Nên cho trẻ ăn dầu ở dạng nguyên chất, chưa qua chế biến để đảm bảo còn nguyên giá trị dinh dưỡng. Lưu ý không nên ăn nhiều dầu gấc, để tránh trẻ bị vàng da do thừa tiền Vitamin A.

c. Nhóm cung cấp đạm

Nhóm cung cấp chất béo: trẻ cần ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn…), với tỷ lệ tốt nhất là 1:1 nên xen kẽ các bữa dầu và mỡ. Các loại dầu thực vật nên ăn đa dạng (đậu nành, mè, ôliu, dầu cá hồi…) riêng dầu gấc không nên ăn hàng ngày mà chỉ nên 1-2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa tiền vitamin A.

d. Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin

Có trong rau xanh và củ quả. Lưu ý đây là nhóm hầu như không cung cấp năng lượng nên không cho quá nhiều vào bữa bột cháo của trẻ gây thấp năng lượng khẩu phần khiến trẻ chậm lên cân: với trẻ bắt đầu ăn dặm nên cho 1 thìa rau, sau này tăng lên 2-3 thìa rau/1 bát bột cháo là đủ. Nếu trẻ táo bón có thể tăng cường thêm nhưng không nên quá nhiều. Ngược lại, với trẻ bị thừa cân béo phì rất nên bổ sung tăng cường nhóm này để hạn chế năng lượng.

4. Cách lựa chọn thực phẩm cho trẻ ăn dặm

Mẹ cần lựa chọn những loại thực phẩm thỏa mãn những yêu cầu sau để đảm bảo cho trẻ ăn dặm cách tốt nhất:

  • Giàu năng lượng và giàu dinh dưỡng: đặc biệt là sắt, kẽm, canxi, vitamin A, C và folate (có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật, hải sản, sữa…).
  • Sạch và an toàn: Không có tác nhân gây bệnh (không có vi khuẩn gây bệnh hoặc các sinh vật có hại khác); Không có các hóa chất có hại hoặc chất độc; Không có xương hoặc các miếng cứng có thể gây tổn thương cho trẻ.
  • Không quá nóng, cay, mặn, dễ ăn với trẻ, trẻ thích ăn.
  • Dễ chuẩn bị từ các thực phẩm của gia đình, địa phương, giá hợp lý, dễ nấu.
  • Bên cạnh đó, lưu ý về vệ sinh thực phẩm vì tỷ lệ rối loạn tiêu hóa cao nhất ở lứa tuổi trẻ ăn dặm: cần chú ý rửa và giữ sạch, dụng cụ làm bếp và bát đũa khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, cần cho trẻ ăn trong vòng hai giờ sau khi nấu.
  • Nên tránh dùng những bữa phụ có quá nhiều đường (làm hỏng răng) và có giá trị dinh dưỡng thấp (ví dụ: nước có gas, kẹo kem, kẹo que), dễ gây các bệnh rối loạn chuyển hóa sau này.

5. Một số lưu ý thêm để đảm bảo cho trẻ ăn dặm đúng cách

  • Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu và chia thành các bữa nhỏ (với trẻ mới ăn dặm hoặc trẻ biếng ăn). Tránh ăn trong bữa chính của trẻ những thức ăn thô nguyên hạt khó tiêu thấp năng lượng như ngô, khoai môn, bột sắn…
  • Ða dạng thực phẩm: thay đổi các loại thức ăn trong các bữa ăn hoặc các ngày, để ý chọn những loại thức ăn trẻ thích để khuyến khích trẻ ăn đủ bữa.
  • Với trẻ ăn kém, chậm lên cân hay sau đợt ốm, cần chú trọng bồi dưỡng bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng giúp trẻ nhanh bắt kịp đà phát triển, đặc biệt là thực phẩm giàu đạm động vật: sữa mẹ, sữa công thức (trong trường hợp không được bú mẹ), trứng, thịt, cá…

Việc lựa chọn dầu ăn tốt cho bé cũng là một điều khó khăn cho các mẹ khi trên thị trường hiện nay đang tràn lan rất nhiều loại. Ở đây chúng tôi xin giới thiệu với các mẹ dầu ăn vi chất dinh dưỡng Molivse.

Cùng học cho trẻ ăn dặm đúng cáchDầu ăn bổ xung vi chất dinh dưỡng Molivse được chiết xuất tổng hợp từ các loại tinh dầu có nguồn gốc thiên nhiên như dầu gấc, dầu dầu oliu, dầu vừng và dầu cá Nauy. Molivse không những giúp bé bổ sung vi chất dinh dưỡng beta carotene, vitamin E mà còn giúp bé bổ sung omega 3,6,9, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng giúp phát triển trí não, tốt cho mắt, da và tim. Dầu ăn vi chất Molivse an toàn khi sử dụng cho bé, phù hợp với cả gia đình”.

Theo Dauanvichat.vn

Comment của bạn