Thực đơn từng giai đoạn cho trẻ ăn dặm

Ăn dặm là thời kì bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ bằng thực phẩm, thay thế sữa mẹ và sữa bột. Vì khi lớn lên, trẻ cần nhiều năng lượng hơn để hoạt động mà mỗi lần bú bao tử của bé chỉ chứa được một lượng sữa nhất định. Thông thường, các bà mẹ bắt đầu cho con ăn dặm trong giai đoạn từ 4 – 6 tuổi.

Thực đơn từng giai đoạn cho trẻ ăn dặm

Khi nào bé sẵn sàng ăn dặm?

Tùy vào đặc điểm và tình trạng phát triển, nhu cầu dinh dưỡng khác nhau của từng bé mà các mẹ lựa chọn thời điểm cho con ăn dặm phù hợp. Nhìn chung trẻ nên bắt đầu ăn dặm trong giai đoạn từ 4 – 6 tháng tuổi, khi có những dấu hiệu sau đây:

  • Hay thức dậy đòi bú vào ban đêm
  • Sau khi bú mẹ bé vẫn còn khóc và đòi bú thêm
  • Có vẻ đói sau khi đã bú mẹ 8-10 lần hoặc sau khi đã uống khoảng 1 lít sữa công thức trong một ngày
  • Bé tỏ ra hứng thú với đồ ăn và muốn lấy thức ăn của người lớn
  • Có thể dùng lưỡi để di chuyển thức ăn từ trước ra sau miệng.

Các giai đoạn cho trẻ ăn dặm

Giai đoạn 1: Từ 4 – 6 tháng

Đây là giai đoạn bé phát triển nhanh chóng, đã có thể tự ngồi dậy và hoạt động nhiều hơn. Khi này bạn có thể nghĩ đến việc tập cho bé ăn dặm, làm quen với các thức ăn đặc hơn ngoài sữa để phát triển cơ hàm, giúp bé thích nghi với các món ăn và mùi vị mới.

Ở giai đoạn này, bạn chỉ nên chọn các thức ăn có mùi vị nhẹ nhàng và được xay thật nhuyễn mịn. Bạn có thể bắt đầu với thực đơn trộn lẫn bột và sữa hàng ngày của bé để làm giảm bớt vị lạ, giúp trẻ không bị kén ăn.

Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 4-6 tháng cho trẻ:

  • Khoai tây, bí ngô, cà rốt nghiền nát và nấu chín
  • Lê chín xay nhuyễn
  • Trộn ngũ cốc với 4-5 muỗng cà phê sữa mẹ hoặc sữa công thức làm thành súp
  • Canh bột ngũ cốc hoặc thức ăn xay nhuyễn trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức, hai lần/ngày.

Giai đoạn 2: Từ 6 – 10 tháng

Đây là thời điểm hoạt động của lưỡi đã được kích hoạt, thức ăn được nghiền bởi lưỡi và cằm. Vì vậy mẹ có thể tăng độ cứng của thức ăn và tăng cường vi chất sắt. Trong giai đoạn này, tiêu chuẩn 1 ngày là bú mẹ 5-6 lần, ăn dặm 3 lần.

Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 6 – 10 tháng

  • Một lượng nhỏ thực phẩm giàu đạm (trứng, thịt xay nhuyễn, thịt gia cầm, cá không xương, đậu phụ, đậu Hà Lan, đậu đen).
  • Đỗ xanh, đậu lăng, trộn với sữa bột hoặc sữa chua
  • Trái cây nghiền nát
  • Đậu phụ mềm, sữa chua, pho mát
  • Thịt gà nâu hoặc thịt nạc xay kỹ
  • Nước trái cây nguyên chất (không uống nước cam hay dâu)

Giai đoạn 3: Từ 11 đến 15 tháng

Thời điểm này bé phát triển rất nhanh, mọc răng và có thể nhai thức ăn, bạn có thể bắt đầu nấu cháo cho bé ăn. Độ cứng của thức ăn ở mức rắn hơn thời kỳ trước một chút, tiêu chuẩn là độ cứng của thịt viên. Tuy nhiên, bé chỉ có thể ăn cháo loãng và về cơ bản các thức ăn nên nấu nhạt

Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 11 – 15 tháng

  • Thịt và rau xanh đã nấu chín, băm nhỏ thay vì xay nhuyễn
  • Làm quen với các thức ăn mềm: bún, phở, mì…
  • Các loại ngũ cốc giàu sắt.
  • Trái cây nghiền hoặc bóc vỏ và cắt thành từng miếng vuông.
  • Thực phẩm giàu chất đạm
  • Thực phẩm cho bé ăn bốc

Lưu ý thực đơn cho trẻ ăn dặm

Trong bất kì giai đoạn này của thời kì ăn dặm, bữa ăn của bé cũng phải đảm bảo 4 nhóm chất chính: tinh bột; rau xanh, trái cây; chất đạm; dầu thực vật.

Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần nhận thức được sữa là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế cho trẻ khi còn nhỏ, cung cấp nhiều canxi. Bạn cần cho trẻ uống sữa mỗi ngày, không thể thay sữa bằng các thực phẩm ăn dặm khác.

Ngoài ra, trong quá trình chế biến thức ăn cho bé, các mẹ cần chú ý thường xuyên thay đổi thực đơn để tránh nhàm chán và chọn thực phẩm tươi ở các cửa hàng thực phẩm sạch.

Sử dụng dầu ăn vi lượng khi nấu ăn giúp cung cấp thêm các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Một trong những dầu ăn cho bé được các bà mẹ tin dùng hiện nay là dầu ăn bổ sung vi chất dinh dưỡng Molivse. Dầu ăn Molivse bổ sung vi chất dinh dưỡng beta carotene, vitamin E,  Bổ sung omega 3,6,9, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng giúp cho trẻ phát triển trí não, tốt cho mắt, da và tim.

Xem thêm: