Lợi và hại của chất béo đối với cơ thể

Lợi và hại của chất béo đối với cơ thể

Chất béo đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cấu trúc của cơ thể: cấu tạo màng tế bào, hỗ trợ sự phát triển của trí não, xương, thị giác, hệ miễn dịch. Nhưng cái gì quá thì cũng không có lợi.

1. CHẤT BÉO LÀ GÌ?

Về phương diện dinh dưỡng, chất béo (lipid) là một trong ba nhóm thực phẩm chính yếu và là nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể. Chất béo là danh từ gọi chung cho mỡ động vật, dầu ăn thực vật và sáp (wax).

Trong thực phẩm, mỡ và dầu có cùng cấu trúc và hóa tính nhưng lý tính khác nhau: ở nhiệt độ bình thường, dầu thì lỏng, mỡ lại đông đặc. Cả hai thể đặc và lỏng đều không thể hòa tan trong nước.

Hầu hết, các chất béo có chứa trong thực phẩm, đều được cấu tạo bởi tỷ lệ hóa học của ba (3) phân tử Acids Béo và một (1) phân tử Glycerin. Những phân tử Acids Béo có hình thể dài hoặc ngắn khác nhau. Các acid béo được cấu tạo từ carbon, hydrogen và oxygen. Số lượng hydrogen trong mỗi phân tử quyết định đó là chất béo bão hòa hoặc không bão hòa.

2. PHÂN LOẠI CHẤT BÉO

Chất Béo Bão Hòa (Saturated Fatty Acids)

Acid béo nào có số lượng hydrogen tối đa thì gọi là acid béo bão hòa. Chất béo bão hòa luôn luôn ở thể rắn chắc và đặc (solid), lâu dài trong nhiệt độ bình thường.

Chất béo bão hòa có nhiều trong thịt động vật, bơ, pho mát cứng, các sản phẩm từ sữa, dầu cây cọ (palm), dầu dừa (coconut), dầu trái thốt nốt (palm). Chất béo bão hòa có thể làm tăng cholesterol trong máu, và có thể gây nên các chứng bệnh về tim mạch.

Chất Béo Không Bão Hòa (UnSaturated Fatty Acids)

Acid béo nào thiếu một vài nguyên tử hydrogen thì gọi là chất béo không bão hòa đơn mono-unsaturated fat. Loại chất béo này có nhiều trong dầu ô liu, dầu hạt cả canola, dầu đậu phộng peanut và dầu trái bơ avocado, các loại hạt có vỏ cứng (nut) và hạt giống (seed)

Acid béo nào thiếu trên 4 nguyên tử hydrogen thì là chất béo không bão hòa đa poly-unsaturated fat. Chất béo không bão hòa đa có nhiều trong các loại dầu ngô corn, dầu hoa rum safflower, dầu mè sesame, dầu đậu nành, dầu cá.

Những chất béo không bão hòa được tìm thấy trong các loại đồ ăn thảo mộc và cá. Chất béo không bão hòa, thông thường, là thể lỏng ở nhiệt độ bình thường, dễ trở mùi (ối) nhanh chóng. Trong cách thức nấu ăn, chúng ta nên dùng các chất béo không bão hòa (từ thảo mộc), tốt hơn là các chất béo bão hòa (từ các động vật), vì chúng có khả năng tạo cholesterol trong máu cho nên người ta thường hạn chế.

3. CHẤT BÉO VÀ SỨC KHỎE

Lợi và hại của chất béo đối với cơ thể

Với mức tiêu thụ vừa phải, chất béo rất cần cho cơ thể với các chức năng sau đây:

a- Chất béo là nguồn năng lượng quan trọng cho các chức năng của cơ thể (ngoại trừ tế bào thần kinh não tủy mà đường glucose là nguồn năng lượng chính yếu). Chỉ với 20 g chất béo tồn trữ là ta có đủ năng lượng làm việc trong một ngày.

Ngoài việc làm chậm lại sự tiêu hóa, và trì hoãn được tình trạng đói bụng nơi bao tử, chất béo còn có một giá trị năng lượng cao, nhiều gấp đôi hơn các chất đường CarboHydrates, hoặc chất đạm (proteins). Nhu cầu năng lượng dư thừa hằng ngày sẽ được cơ thể biến đổi trở thành các chất béo tích tụ bên trong cơ thể. Một số chất béo được tích tụ bên trong các mô tầng (tissues), có nhiệm vụ giữ vai trò của các mảnh độn mềm giữa các cơ quan, và ngăn ngừa sự mất nhiệt bên trong cơ thể. Số lượng chất béo thặng dư quá nhiều sẽ dẫn đến sự phì mập, lên cân cho cơ thể, và dễ tạo nên những bất lợi cho sức khỏe của chúng ta.

b- Chất béo tham dự vào nhiều phản ứng sinh hóa học trong cơ thể, cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ em, là thành phần để tạo ra hormon testosterone, estrogens, acid mật, là màng bọc của các tế bào, làm trung gian chuyên chở các phần tử dinh dưỡng, là dung môi hòa tan nhiều loại sinh tố như A, D, E, K và giúp ruột hấp thụ các sinh tố này.

c- Một acid béo rất cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được và phải được thực phẩm cung cấp là linoleic acid, để nuôi dưỡng da và kích thích sự tăng trưởng làn da mới, nhằm thay thế lớp da bị hủy hoại trên cơ thể. Thiếu chất này, da bị viêm và khô, bong vẩy, sự tăng trưởng cơ thể giảm; nước tiêu thụ nhiều và bị ứ lại trong cơ thể và khả năng sinh sản có thể gặp rối loạn.

d- Về ẩm thực, con người thích ăn chất béo vì chúng làm tăng hương vị đậm đà cho món ăn, làm món ăn trông hấp dẫn hơn. Nấu nướng với một miếng thịt có nhiều vân mỡ tạo ra một món ăn mềm ngon mà không phải nêm ướp.

e- Chất béo lại chậm tiêu, no lâu đồng thời kích thích ruột tiết ra hóa chất cholecystokinin. Chất này tác động lên não bộ làm giảm khẩu vị, tạo ra một cảm giác no đủ, khiến cho ta không muốn ăn nữa. Vì thế, nếu giảm số lượng chất béo xuống dưới 20% tổng số năng lượng cung cấp để giảm cân, ta sẽ mau đói và sẽ ăn nhiều hơn. Hậu quả là sẽ tăng cân thay vì giảm.

g- Mô mỡ có ở dưới da bảo vệ sự thất thoát nhiệt của cơ thể; là lớp bao che và chống đỡ cho các cơ quan như mắt, thận; hiện diện trong màng tế bào, trong các thớ thịt

h- Chất béo cũng giúp hòa tan một số sinh tố (Fat-Soluble Vitamins), giúp chúng dễ dàng thấm thấu vào bên trong cơ thể.

Bốn phần trăm sức nặng cơ thể là chất béo, trong các bộ phận, cơ bắp, hệ thần kinh trung ương. Đó là các chất béo cần thiết (essential) vì các cơ quan này sẽ ngưng hoạt động nếu không có chất béo.

Nam giới nên duy trì tỷ lệ từ 8-25% chất béo, nữ từ 19-35%. Lực sĩ hơi thấp hơn, nhưng nếu xuống dưới 5% cho nam và 16% nữ thì không tốt cho sức khỏe và vận động kém đi. Người mập phì có tỷ lệ chất béo trên 30%.

Như vậy, với các vai trò kể trên, ta thấy là chất béo cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ chất béo quá dư thừa thì cũng gây nhiều tác hại.

4. HẬU QUẢ CỦA VIỆC DƯ THỪA CHẤT BÉO

Lợi và hại của chất béo đối với cơ thể

Chất béo dư thừa sẽ làm tăng nồng độ mỡ trong máu, tăng các lớp mỡ béo ở vùng mông, vùng bụng, đưa tới mập phì.

Chỉ số BMI sẽ giúp bạn xác định mình có đang bị béo phì hay không. Chỉ số này được tính bằng cách chia sức nặng (tính bằng kilogram) cho bình phương chiều cao (tính theo mét).

BMI dưới 18.5 là thiếu ký; từ 18.5- 24.9 là trung bình, từ 25- 29.9 là quá kí, trên 30 là béo phì bệnh hoạn.

Một cách khác là đo vòng bụng. Nên đo ở eo/ thắt lưng, ngay trên xương hông là chính xác. Nam vòng bụng từ 102cm trở lên, nữ từ 88cm là có nhiều rủi ro.

Ngoài ra, bạn có thể đo độ dầy của da với thước cặp (skinfold caliper) hoặc bằng luồng điện sinh học (Bioelectrical Impedance- BEI).

Ngoài số lượng chất béo dư thừa, vị trí mà chất béo tích tụ cũng quan trọng: ở nam giới chất béo thường tụ chung quanh bụng với hình dạng như trái táo; nữ giới ở vùng hông, có hình dạng như quả lê.

Béo phì ở vùng bụng đưa tới nhiều rủi ro bệnh tật hơn vì dễ bị cao huyết áp, tắc nghẽn động mạch, bệnh tim và máu nhiễm mỡ.

Người mập phì thường hay mau mệt, hụt hơi thở nhất là trong khi ngủ hoặc làm việc nặng; thiếu sức sống; đau nhức xương thịt. Họ cũng hay bị bệnh tiêu hóa, bệnh tim, tiểu đường loại 2, xơ gan, sưng phổi, viêm sỏi túi mật, giãn tĩnh mạch, cao huyết áp, lâu lành vết thương, thống phong, hiếm muộn, giảm khả năng đề kháng với bệnh tật, hội chứng Pickwickian với mập phì, đỏ mặt, hụt hơi thở và chóng mặt…

Mập phì cũng tăng nguy cơ ung thư vú, tử cung, nhiếp tuyến, ruột già, thực quản. Riêng nguy cơ ung thư vú tăng rất cao ở phụ nữ lên cân vào tuổi đôi mươi và vào thời kỳ mãn kinh.

Ngoài ra cũng còn phải nói tới ảnh hưởng tâm lý, buồn bực khi bị chê bai về ngoại hình không hấp dẫn hoặc kỳ thị trong việc làm, ở trường học.

5. PHÒNG TRÁNH RỦI RO VÌ TÍCH TỤ QUÁ NHIỀU CHẤT BÉO

1- Duy trì sức nặng cơ thể trung bình, giảm cân nếu bạn thừa cân nặng.

2- Hãy vận động cơ thể đều đặn mỗi ngày;

3- Giới hạn tiêu thụ thực phẩm có nhiều calori, tránh nước uống có đường, bánh ngọt bánh nướng, khoai tây chiên, bơ gơ, thịt lườn lợn muối bacon;

4- Ăn nhiều thực phẩm gốc thực vật; ăn nhiều trái cây và rau củ, thực phẩm có chứa chất xơ (fiber) như: ngũ cốc, bánh mì, rau cải, trái cây,..

5- Giới hạn thịt đỏ và tránh thịt chế biến như thịt nguội, bacon; giảm thiểu việc ăn thịt động vật. Khi ăn thịt, nên chọn phần thịt nạc, không có mỡ

6- Giới hạn rượu;

7- Giới hạn tiêu thụ muối; tránh ngũ cốc mốc meo (có chất độc aflatoxins).

8- Cố gắng đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng qua thực phẩm tự nhiên

9- Nên ăn cá nướng và thịt gà không da (để loại bỏ chất mỡ dính ở phần da).

10- Hạn chế việc ăn những chất béo bão hòa như sữa, kem (ice cream), bơ (butter), các loại dầu dừa, dầu thốt nốt có chứa trong các loại bánh chiên, hoặc nướng.

11- Chọn dùng các sản phẩm sữa có độ béo thấp (low fat).

12- Nên hạn chế ăn những thực phẩm có độ cao cholesterol như thịt nội tạng (đồ lòng) động vật như: tim, gan, phổi, bao tử, ruột,…

13- Nên tránh ăn những thực phẩm chiên hoặc xào với mỡ dầu

 ☛ Xem thêm: Mỡ máu cao nên ăn gì, kiêng gì?

Fremo – Giải pháp cho rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch

Lợi và hại của chất béo đối với cơ thể

PGS. TS Lê Minh Hà

Các nhà khoa học Việt Nam đã tìm được công thức có tác dụng vượt trội khi sử dụng phối hợp Cây xạ đen, Giảo cổ lam, Bụp giấm với các dược liệu khác. Năm 2018, viện Hàn lâm khoa học đã công bố đề tài “Nghiên cứu chiết xuất và đánh giá tác dụng hạ mỡ máu của bài thuốc phối hợp ba dược liệu Xạ đen, Giảo cổ lam và Bụp giấm” với kết quả rất ấn tượng.

Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.

Tiếp tục đi sâu nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc viện Hàn lâm đã đưa ra công thức sản phẩm hoàn chỉnh bao gồm các dược liệu Xạ đen, Giảo cổ lam, chiết xuất Hibithocin từ đài hoa Bụp giấm, Táo mèo, Hoàng bá, Nga truật dành cho người bị rối loạn mỡ máu có tên FREMO.

Công dụng của FREMO (Phờ – re – mo)

  • Giảm mỡ máu, gan nhiễm mỡ
  • Giảm xơ vữa động mạch, ngăn ngừa nguy cơ tổn thương tim mạch
  • Hỗ trợ giảm huyết áp
  • Giảm tích tụ mỡ dư thừa
  • Chiết xuất từ thảo dược, không gây tác dụng phụ.

FREMO cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không giảm bất cứ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng. Chi tiết liên hệ 18001208.

Lợi và hại của chất béo đối với cơ thể

Gọi ngay tới tổng đài miễn cước 18001208 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn về tình trạng mỡ máu, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch bạn đang gặp phải.

Comment của bạn