Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ mẹ cần biết

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ thay đổi và tăng theo từng giai đoạn, từng lứa tuổi. Để đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho bé phát triển một cách toàn diện, thực đơn hàng ngày của bé cần đáp ứng được đầy đủ hai yếu tố là: đủ số lượng và đủ chất lượng. Bạn có thể tham khảo các thông tin tư vấn của PGS Ninh Thị Ứng, tại bệnh viện Nhi trung ương chia sẻ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ và cách tính lượng dinh dưỡng phù hợp cho bé theo từng độ tuổi nhé.

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ mẹ cần biết

1. Nhu cầu của trẻ về năng lượng

Năng lượng của trẻ sẽ tăng theo từng độ tuổi, cụ thể như sau:

  • Với trẻ dưới 1 tuổi cần từ: 100 – 200 Kcal/Kg/ngày.
  • Với trẻ lớn hơn sẽ là: 1000 Kcal + 100 x tuổi. (với X là số tuổi của bé).

Ví dụ: với công thức trên thì bé 2 tuổi sẽ cần lượng calo cho 1 ngày = 1000+100×2=1200Kcal/ngày.

Mẹ có thể lấy nguồn năng lượng để cung cấp cho bé thông qua các loại thực phẩm như: chất bột đường có ở trong gạo, hay trong bột mỳ, khoai, đường, mật…

Thức ăn hàng ngày của bé cần đầy đủ 4 nhóm thực phẩm là chất bột đường, chất béo, chất đạm và chất xơ từ rau xanh hoặc hoa quả. Nhu cầu của bé về các nhóm này sẽ là:

  • Nhóm chất bột đường 10 – 15gram /kg/ngày, 1 gram bằng 4Kcal
  • Nhóm chất béo: một gram cho 9 Kcal
  • Nhóm chất đạm: một gram cho 4 Kcal

2. Nhu cầu của trẻ về protein hay chất đạm

Trẻ em cần nhiều đạm để xây dựng chất myelin, phát triển các mô, đổi mới tế bào, tổng hợp các men cho chuyển hoá các hooc môn, các khoáng thể giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật.

Chất đạm bao gồm các loại axit amin. Trứng, sữa, thịt, cá tôm, chứa axit amin cơ bản thiết yếu. Chất đạm của đậu nành và các loại đậu khác có chất lượng gần bắng đam thịt .

100 ml sữa mẹ cung cấp 61 Kcal , 88,3 gram nước, 1,5 gram protein, 3 gram lipid, 7 gram glucid. 100 gram thịt lợn cá nạc cung cấp trung bình 20gram protein; thịt bò 100gram cho 26 gram protein.

Cách tính nhu cầu protein: trọng lượng cơ thể x 3.

Trung bình  2-3 gram/kg/ngày.

Nhu cầu chất đạm chiếm 12-14% nhu cầu năng lượng một ngày.

Trẻ 6-7 tháng khi đã ăn bổ xung, mỗi ngày chỉ cần ăn khoảng 20 gram protein (70 gam thịt, hoặc cá, tôm). Nếu ăn trứng tương đương nửa lòng đỏ trứng gà hoặc 2 lòng đỏ trứng chim cút.

3. Nhu cầu của trẻ về lipit hay chất béo

Lipit hay chất béo chiếm tới 60% thành phần của não là chất béo, đặc biệt nhiều nhất là axit photpho. Các chất khác thì chuyển thành năng lượng để não hoạt động, riêng axit này được sử dụng để tạo nên chất myelin góp phần vào dẫn truyền các xung động thần kinh. Ngoài ra, chất béo còn có tác dụng để hòa tan các vitamin A, D, E, K.

Trẻ càng nhỏ tuổi thì nhu cầu về chất béo càng cao, tỉ lệ  tương đương với % về năng lượng.

  • Trẻ từ 0-12 tháng : 1,5 – 2,3 gram /kg cân nặng/ngày.
  • Trẻ từ 1-3 tuổi : 1,5 – 2 g ram 1 kg cân nặng/ngày.

Bạn có thể cung cấp chất béo cho bé thông qua các loại thực phẩm như: dầu,mỡ, bơ, lạc, vừng, dầu thực vật, sữa chứa axit béo chuỗi dài và không no…vừa có tác dụng cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, vừa cần thiết cho sự phát triển, tăng trưởng não bộ trẻ.

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ mẹ cần biết

4. Nhu cầu của trẻ về các loại vitamin

Danh sách các loại vitamin bé cần nhất đó là: vitamin A, B1, B2, B12, C, E. Chúng có ảnh hưởng trực tiếp tới não bộ của bé, giúp hình thành abbumin của hệ thần kinh, giúp phát triển khả năng tư duy… ( như vitamin A, B1, B2), đặc biệt là giúp làm chậm quá trình lão hóa của não và các tế bào khác (vitamin E).

Có thể bổ sung cho bé các loại vitamin này nhờ các loại thịt như: thịt gà, thịt bò, cá tươi; các loại gan gà, gan lợn..; hay các loại rau như: rau cải, lá su hào, cây cải dầu, cà rốt, đậu Hà Lan.. hay các loại hạt như: đậu, lạc, vừng  đen.

5. Nhu cầu về chất khoáng và các yếu tố vi lượng

Nhu cầu về Sắt: Sắt có tác dụng tạo thành các sắc tố hồng cầu, có nhiệm vụ chính là đưa ô-xy lên não. Có nhiều trong rau câu, cá, tôm, gan lợn, hải thảo, vừng, sợi cà rốt, hạt đậu, đậu phụ miếng, cần Hà Lan, bột đậu vàng v..v..

Nhu cầu về Canxi: Canxi có tác dụng trấn tĩnh hệ thần kinh. Mẹ có thể tìm thấy nhiều trong tôm khô, cá khô, hải thảo, sữa tách bơ, vừng, tôm nõn, tảo quần đới…

Nhu cầu về Phốt pho : 80% lượng phốt pho thường kết hợp với canxi. Mỡ phốt pho là thành phần trọng yếu của não. Có trong gạo, cá khô, bột cá, cá ướp muối rồi phơi khô, phôi tiểu mạch, cá mực khô, và một số loại cá khác.

Nhu cầu về Kẽm: Trong não chứa rất nhiều chất dung môi, mà kẽm là thành phần cấu tạo nên các dung môi này, có tác dụng rất quan trọng. Có trong đậu phụ bì, đậu phụ miếng, cá khô, con hầu, rau câu, men, thịt lợn, chân giò, cam, hạt đậu, nấm, sò biển…

Nhu cầu về Đồng: Có liên quan đến việc hấp thụ sắt, nó là vật chuyển ôxy tới não, có tác dụng rất quan trọng.

Nhu cầu về Men: Có trong mộc nhĩ, con hàu, rau câu, cá khô, trứng gà, sữa tách bơ, thịt lợn.

Nhu cầu về Mar-gar: Nó có tác dụng làm linh hoạt hoá các chất dung môi. Có trong mộc nhĩ, rau câu, đậu phụ, rau câu xanh, mạch phiến, vừng, hạnh đào, cá khô.

Xem thêm: Omega 3 loại nào tốt | Tìm hiểu về omega 3 6 9

6. Nhu cầu về nước

Nước có vai trò quan trọng trong sự duy trì sự sống của con người. Nó chiếm tới 75% khối lượng cơ thể trẻ nhỏ và với trẻ lớn là 65%. Do tầm quan trọng như vậy nên hàng ngày mẹ cần theo dõi, nhắc và cho bé uống đầy đủ lượng nước cần thiết. Lượng nước bé cần theo độ tuổi sẽ là:

  • Trẻ nhỏ trung bình 120 – 150ml/Kg.
  • Trẻ lớn 50ml/Kg.

Nếu thời tiết nóng sẽ cần gấp 2-3 lần ngày bình thường.

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ mẹ cần biết

Lưu ý: Bạn có thể cân nhắc tỉ lệ cân đối về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo từng nhóm chất trong khẩu phần ăn như sau:

Chất đạm 10 – 14% tổng năng lượng (trong đó đạm động vật nên 50%)  – Chất béo 30 – 40%, trong đó chât béo thực vật nên 30% tổng số chất béo đưa vào.

Chất bột, đường: 50-60%, trong đó đường chỉ nên dưới 30% tổng số chất bột đường.

Trên đây là các thông tin tư vấn chi tiết về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ để bạn tiện theo dõi, và cân nhắc để bổ sung cho bé trong từng khẩu phần ăn hàng ngày. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết hay muốn tìm hiểu thêm về chế độ dinh dưỡng cho bé và dinh dưỡng cho cả gia đình, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Molivse thông qua tổng đài tư vấn trực tuyến miễn phí 18006876 để được hỗ trợ nhé.

===> Ăn gì cho con thông minh?

Nguồn vnmedia.vn

6 Bình luận

  1. pha tuyet lan says

    bac si cho em hoi la` be nha em duoc 6 tuoi ,,,nhung be can nang duoc 20kg thoi cao 113 nhung be nha` em rat la ken an ,moi khi an com mat ca tieng dong ho moi xong chen com cu ngam mai trong mieng .sang di hoc em cho be an 1 chen nui ,va uong 1ly sua .trua 11h ve an 1mieng phomai roi 12h an 1chen com va canh .roi ngu trua den 3h day an trai cay va uong 1ly sua di hoc them …den chieu 6h an chen com va canh ..be nha em an trai cay va uong sua rat duoc ah .chi co an com va rau song thi hong chiu an va an rat lau …ca 2thang nay be hong len duoc can nao luon ah“ co phai be bi suy dinh duong lam kg ah` em xin bsi cho em 1loi khuyen ah` em xin cam on rat rat nhieu ah` ..tuyet lan tp ,hcm

    • Chuyên Gia Tư Vấn says

      Chào bạn.
      Ở trẻ nam 6 tuổi thường nặng từ 19 -23kg và cao từ 112- 119 cm. Còn trẻ gái từ 18.5 – 22.67 kg và cao từ 111.5 -118.6 cm. Con bạn hiện đang ở mức trong mức trung bình chưa phải suy dinh dưỡng. Ở độ tuổi này trẻ có tốc độ phát triển chậm hơn giai đoạn trước nên trong vòng 2 tháng trẻ không tăng cân nhưng trẻ vẫn hoạt động bình thường, hoạt bát vui chơi nhảy múa không ốm đau gì thì bạn không nên lo lắng quá. Trong mỗi bữa ăn nên hạn chế cho trẻ bị tác động từ bên ngoài như chơi đùa, xem ti vi khi ăn mà bắt trẻ phải tập trung ăn uống ( mỗi bữa không nên kéo dài quá nửa tiếng). Ở độ tuổi này nhu cầu đa dạng thức ăn của trẻ rất cao do vậy bạn nên chú ý thường xuyên thay đổi các món ăn cho trẻ tránh hiện tượng ăn một món quá nhiều ngày sẽ khiến trẻ càng biếng ăn. Đồng thời nên khuyến khích trẻ tích cực vận động, tập thể dục chơi thể thao cũng sẽ giúp trẻ ăn uống tốt hơn, bạn nên lưu ý khi trẻ vận động nhiều hơn thì bạn cũng phải bắt trẻ ăn nhiều hơn thì trẻ mới có thể tăng cân được. Nếu với chế độ dinh dưỡng hiện tại mà sau vài tháng nữa trẻ vẫn không tăng cân hoặc bị hụt cân thì bạn nên đưa ngay trẻ đi khám chuyên khoa để xác định rõ nguyên nhân.
      Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe.

  2. Trần Thị Mộng Thi says

    Chào Bác sĩ ạ !
    Con e hiện nay được 5 tháng rưỡi. Từ lúc mới sanh tới jo khi thức bé k chịu bú sữa, khi ngủ đúc zô thì có nhiêu uống hết. Nên trước đây 3 tiếng e cho bé 1 bình 100ml. Khi bé dc 5 thág bé lười bú hơn. K bú hết 100ml mà nhiều khi bỏ cữ k chịu bú vì bé ít ngủ hơn. Nên e cho bé ăn dặm đến nay đc nưa tháng rồi. Cách nay 2-3 ngày bé ko chịu bú kể cả ngày và đêm ( đêm bé ngủ say rất dễ cho bú và bú rất nhanh) thường e la hét cho bé khóc rồi đúc muỗng bé mới nuốt nhưng đc rất ít ạ. Ng lớn trong nhà kêu e là cho bé ăn bột ngay 3 bữa luôn (như ng lớn mh ăn cơm ). Bác sĩ cho e hỏi khi bé k chịu bú như vậy có thể bé bị j và phải làm sao ạ. E cho bé ăn nhìu cữ như vậy có ảnh hưởng xấu đến bé ko ạ. Mong bác sĩ giải đáp sớm giúp e ạ. E đag rất lo. Cảm ơn bác sĩ !

    • Chuyên Gia Tư Vấn says

      Chào em.
      Em có thể cho tôi biết về cân nặng và chiều cao của bé được không? vì nếu tình trạng bé lười bú như vậy làm ảnh hưởng đến sự phát triển cân nặng và chiều cao của bé gây suy dinh dưỡng thì em cần đưa trẻ đi khám ngay bác sĩ để tìm ra nguyên nhân lười bú ở bé. Thông thường khi bé được 5 tháng rưỡi cân nặng và chiều cao thường vào khoảng 66,5cm và 7,7 kg đối với bé trai còn bé gái thì 64,8cm và 7kg. Có một số nguyên nhân khiến bé lười bú mẹ như:
      Thứ nhất là mẹ cho bé bú không đúng giờ giấc. Việc không phân biệt thời gian của mỗi cữ bú làm cho hệ tiêu hóa của bé hoạt động kém hiệu quả. Bé không phân biệt được lúc nào mình đói hoặc cần sữa.
      Thứ hai là trong thức ăn hàng ngày mà bạn sử dụng có một số loại ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ( nhất là mùi vị) khiến bé không thích bú. Ví dụ như cafe mẹ uống có thể qua được sữa mẹ làm trẻ không thích bú. Em có thể tự kiểm tra lại xem mình có dùng thức ăn thức uống gì đặc biệt không
      Thứ ba là có thể bé đang mắc một căn bệnh nào đó khiến bé bị đau khi bú như các bệnh về tai,mũi, bé có vết loét hoặc vết xước trong miệng,bé bắt đầu mọc răng, bé bị tưa lưỡi…
      Nếu tình trạng bé lười bú làm bé không tăng cân đều và đúng như tiêu chuẩn thì em cần đưa bé đi khám để sớm điều trị.
      Em lưu ý cũng không nên cho bé bú khi bé đang ngủ nhất là khi bé đã mọc răng vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến răng của trẻ.Hoặc sữa có thể tràn vào phổi bé gây nguy hiểm.
      Khi bé mới tập ăn dặm không nên cho bé ăn nhiều như vậy mà số bữa ăn một ngày của bé chỉ nên là 1-2 bữa. Thức ăn chính của bé trong giai đoạn này vẫn là sữa mẹ.
      Chúc em và bé sức khỏe

  3. hong anh says

    chào bác sĩ ,bác sĩ cho e hỏi là trẻ 6 tháng thì cần bsung bao nhiêu mg DHA trog 1 ngày là đủ và tính theo công thúc nào ah

    • Chuyên Gia Tư Vấn says

      Chào em.
      Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới WHO trẻ em từ 7-12 tháng tuổi cần từ 10-12mg DHA/kg cân nặng, ở lứa tuổi này thì trung bình trẻ cần khoảng 70mg DHA/ngày. Tuy nhiên để tính được chính xác lượng DHA trong một khẩu phần ăn cho bé không phải là điều dễ dàng và em cũng không cần thiết phải làm như vậy. DHA có nhiều trong cá, dầu cá, trứng, sữa…Đối với trẻ em ở độ tuổi này thì nguồn cung cấp DHA chính là từ sữa mẹ ( mỗi ngày bé cần bú khoảng 600ml sữa) do đó em chỉ cần cho bé bú đủ sữa là cũng đã cung cấp đủ lượng DHA cho trẻ, ngoài ra mỗi tuần em có thể cho bé ăn vài bữa bột nấu với cá hoặc trứng cũng rất tốt cho bé. Em lưu ý lượng DHA trong sữa mẹ phụ thuộc nhiều vào các thức ăn hàng ngày của bà mẹ, bà mẹ nào ăn nhiều cá và các thức ăn chứa DHA khác thì trong sữa mẹ cũng giàu DHA cho trẻ. Nếu không em có thể cho bé uống thêm sữa ngoài có bổ sung thêm DHA cho trẻ.
      Trí thông minh của bé ngoài bị ảnh hưởng từ các chất dinh dưỡng cung cấp cho bé ( trong đó có DHA) thì còn chịu nhiều ảnh hưởng từ môi trường giáo dục. Do đó em nên lưu ý chỉ cần bổ sung vừa đủ lượng DHA ( chứ không nên quá) và quan tâm nhiều đến việc giáo dục của trẻ thì sẽ giúp trẻ thông minh toàn diện.
      Chúc em sức khỏe.

Leave a Reply to pha tuyet lan Cancel reply